Saturday, 20/04/2024 - 20:20|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường Mầm non Yên Lạc

CV hướng dẫn 937/HD-UBND huyện Phú lương, ngày 08 tháng 9 năm 2015

Hướng dẫn Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm

                                                                                                                                                                                       ỦY BAN NHÂN DÂN            CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HUYỆN PHÚ LƯƠNG                                      Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

                      

   Số: 937/HD-UBND                                 Phú lương, ngày  08  tháng  9   năm 2015

    

                                                               HƯỚNG DẪN

Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm

 

         

          Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010;

          Căn cứ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

 

          UBND huyện hướng dẫn các đơn vị thực hiện đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động hàng năm như sau: 

 

          I/ MỤC ĐÍCH

          Việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm nhằm làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, tu dưỡng phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức để làm căn cứ cho việc qui hoạch, phân công bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, Hợp đồng lao động.

            II/ NGUYÊN TẮC, YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CBCC,VC

          1. Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm là một nội dung quan trọng, phải đảm bảo tính toàn diện, khách quan, công bằng, chính xác, không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; trên cơ sở thực hiện tự phê bình và phê bình để phản ánh đúng đắn năng lực và phẩm chất của cán bộ, công chức, viên chức qua một năm rèn luyện, phấn đấu công tác tại đơn vị.

          2. Phát huy đầy đủ trách nhiệm của tập thể trong kiểm điểm phê bình, thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai; lấy chất lượng, hiệu quả mức độ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, ý thức chấp hành của cá nhân để đánh giá, bảo đảm các kết luận đánh giá cán bộ, công chức, viên chức là đúng và chính xác.

          3. Đảm bảo đúng thẩm quyền; thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Kết quả đánh giá xếp loại hàng năm được thông báo cho CBCC, VC tại đơn vị; Bản thân cán bộ, công chức, viên chức phải được trình bày ý kiến của mình về kết luận đánh giá hàng năm đối với thủ trưởng đơn vị.

          4. Yêu cầu thủ trưởng các phòng, ban đơn vị sự nghiệp quán triệt đầy đủ nội dung tiêu chí đánh giá phân loại và thực hiện nghiêm túc việc đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo chất lượng. Trong quá trình tổ chức thực hiện đánh giá phân loại nếu có cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động phải đánh giá lại thì thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm.

 

 

            III/ CĂN CỨ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI  CBCC, VC

                1. Đối với cán bộ, công chức

 

          1.1. Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc cán bộ công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ công chức;

          1.2. Tiêu chuẩn ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý;

          1.3. Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương.      

          1.4. Chương trình, kế hoạch công tác năm của cơ quan, đơn vị; nhiệm vụ chuyên môn được cấp có thẩm quyền phân công hàng năm.

          2. Đối với viên chức

          2.1. Căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp

          2. 2. Căn cứ Luật Viên chức năm 2010: từ Điều 16 đến điều 19, Điều 40 về nghĩa vụ của viên chức;

          2.3. Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương.

          2.4. Căn cứ tiêu chuẩn ngạch viên chức và kết quả thực hiện nhiệm vụ theo Hợp đồng làm việc đã ký kết.

 

 

          IV/ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI

          1. Cấp huyện

          1.1. Lãnh đạo HĐND, UBND huyện

           Chủ tịch HĐND, UBND; Phó chủ tịch HĐND, Ủy viên Thường trực HĐND và Phó chủ tịch UBND huyện

          1.2. Các phòng, ban chuyên môn

 

          Lãnh đạo quản lý (Chánh Văn phòng, Phó Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các phòng, ban chuyên môn), công chức, hợp đồng lao động theo quyết định của UBND huyện đang làm việc tại các phòng, ban chuyên môn có thời gian làm việc đủ 10 tháng trở lên trong năm (đối với trường hợp chưa đủ 10 tháng thì đơn vị đánh giá mức độ hoàn thành theo thời hạn hợp đồng).

 

Công chức quản lý nhà nước, hợp đồng lao động thuộc cơ quan Phòng Giáo dục-Đào tạo quy trình đánh giá thực hiện theo Hướng dẫn này.

          1.3. Các đơn vị sự nghiệp

          Viên chức lãnh đạo quản lý (Trưởng, Phó các đơn vị sự nghiệp), viên chức,  hợp đồng lao động theo quyết định của UBND huyện đang làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc huyện có thời gian làm việc đủ 10 tháng trở lên trong năm (đối với trường hợp chưa đủ 10 tháng thì đơn vị đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo thời hạn hợp đồng).

          1.4. Đối với các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở:  Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, viên chức, nhân viên, hợp đồng lao động các trường (THCS, Tiểu học, Mầm non) đánh giá khi kết thúc năm học.  

            2. Cấp xã                                                           

             Các đối tượng thuộc UBND huyện quản lý có hồ sơ cán bộ, sổ BHXH đang quản lý tại Phòng Nội vụ huyện:

          2.1. Cán bộ chuyên trách gồm: Bí thư, Phó Bí thư Thường trực, Uỷ viên Thường vụ-Thường trực Đảng uỷ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch Uỷ ban MTTQ, Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội phụ nữ, Chủ tịch Hội nông dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh tại các xã, thị trấn.

          2.2. Công chức cấp xã: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng quân sự; Văn phòng-Thống kê; Địa chính-Xây dựng- nông nghiệp; Tài chính – kế toán; Tư pháp-hộ tịch, Văn hoá-xã hội.

          2.3. Lao động hợp đồng với UBND huyện có thời gian làm việc đủ 10 tháng trở lên (đối với trường hợp chưa đủ 10 tháng thì đơn vị đánh giá mức độ hoàn thành theo thời hạn hợp đồng).                  

         

 Các đối tượng khác thuộc UBND xã, thị trấn quản lý: những người hoạt động không chuyên trách: Phó Công an, Công an viên, Phó Chỉ huy Quân sự, Phó các đoàn thể, Trưởng, Phó xóm, Trưởng, Phó tiểu khu, khu phố … do UBND xã, thị trấn qui định qui trình đánh giá, mẫu phiếu đánh giá cụ thể phù hợp với địa phương để kiểm điểm đánh giá mức độ hoàn thành  làm cơ sở xã bình xét danh hiệu thi đua hàng năm và lưu kết quả tại UBND xã, thị trấn quản lý theo dõi.

V/ THỜI ĐIỂM ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CBCC, VC

1. Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác.

Cán bộ công chức, viên chức khi chuyển công tác thì cơ quan mới có trách nhiệm đánh giá, phân loại kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị cũ (trường hợp có thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 6 tháng trở lên).

2. Thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ công chức, viên chức được tiến hành trong tháng 11 hàng năm.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thời gian đánh giá, phân loại viên chức vào tháng 6 hàng năm.

             

          VI/ TRÌNH TỰ THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CBCC, VC

            1. Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ quản lý, hợp đồng lao động các đơn vị

          a) Cá nhân viết phiếu tự kiểm điểm đánh giá kết quả công tác những nhiệm vụ được phân công trong năm theo mẫu (Cán bộ mẫu số 01, Công chức mẫu số 02; Viên chức mẫu số 03 đính kèm);

            b) Cá nhân trình bày bản tự đánh giá tại cuộc họp của cơ quan để tập thể tham gia ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp;

          c) Người đứng đầu chủ trì cuộc họp cơ quan trên cơ sở ý kiến tham gia của tập thể cơ quan quyết định kết luận đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, sau đó thông báo kết quả cho cán bộ công chức, viên chức.

            * Lưu ý: Không thực hiện việc lấy biểu quyết của tập thể đơn vị để phân loại đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.

          2. Đối với cán bộ lãnh đạo; công chức; viên chức giữ chức vụ lãnh đạo

          a) Cá nhân lãnh đạo viết phiếu tự kiểm điểm đánh giá kết quả công tác những nhiệm vụ được phân công trong năm theo mẫu (Cán bộ lãnh đạo mẫu số 01; công chức mẫu số 02; Viên chức mẫu số 03 đính kèm);

            b) Cá nhân trình bày bản tự đánh giá tại cuộc họp của cơ quan để tập thể tham gia ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp;

          c) Người đứng đầu đơn vị tham khảo ý kiến tham gia của tập thể đơn vị quyết định đánh giá, phân loại công chức, viên chức và cấp phó của mình (Chủ tịch HĐND huyện đánh giá phân loại Phó Chủ tịch HĐND, Ủy viên Thường trực HĐND huyện; Chủ tịch UBND huyện đánh giá phân loại Phó Chủ tịch UBND huyện) và thông báo kết quả cho công chức, viên chức và cấp phó đơn vị mình biết.

 

          d) Người đứng đầu đơn vị (cấp trưởng) sau khi thực hiện kiểm điểm tại đơn vị ghi kết quả hết phần III của Phiếu đánh giá phân loại sau đó gửi về UBND huyện (qua Phòng Nội vụ) để tổng hợp làm cơ sở cho tập thể UBND huyện họp đánh giá nhận xét phân loại.

          Chủ tịch HĐND, UBND huyện sau khi thực hiện kiểm điểm tại đơn vị ghi kết quả hết phần III của Phiếu đánh giá phân loại sau đó gửi về  Phòng Nội vụ để trình cấp trên đánh giá phân loại.

 

          3. Đối với ngành Giáo dục-Đào tạo

          - Công chức quản lý nhà nước; Hợp đồng lao động thuộc cơ quan Phòng Giáo dục-Đào tạo thực hiện đánh giá theo Hướng dẫn này.

          - Viên chức các trường học đánh giá theo năm học; Kết quả đánh giá, phân loại đối với viên chức các bậc học gửi về phòng Giáo dục – đào tạo trước ngày 10/6  hàng năm.

            Quy trình đánh giá như sau:

          3.1. Hiệu trưởng:

          - Viết Phiếu kiểm điểm cá nhân tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ (ưu điểm – hạn chế tồn tại) theo mẫu 02 đính kèm trình bày trước Hội đồng sư phạm nhà trường. Phối hợp đánh giá chuẩn hiệu trưởng theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục&Đào tạo (Thông tư 17; Thông tư 14 và Thông tư 29).

          - Tập thể viên chức nhà trường tham gia góp ý tại cuộc họp. Các ý kiến tham gia được ghi biên bản và công khai sau khi kết thúc cuộc họp.

          - Tổng hợp Biên bản, Phiếu đánh giá phân loại cá nhân đã có ý kiến tham gia của tập thể đơn vị (ghi hết phần III) gửi về phòng Giáo dục – đào tạo huyện;

          - Phòng giáo dục – đào tạo huyện tổ chức họp thống nhất đánh giá, phân loại Hiệu trưởng các trường. Thành phần gồm: Lãnh đạo phòng Giáo dục – đào tạo; chuyên viên phụ trách; Chủ tịch công đoàn ngành; đại diện cấp ủy, cấp phó đơn vị, Chủ tịch Công đoàn đơn vị trường dự họp thống nhất phân loại.

          - Người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp (Trưởng phòng Giáo dục – đào tạo) kết luận phân loại cho Hiệu trưởng các trường sau khi có tham khảo ý kiến ghi biên bản cuộc họp, sau đó thông báo kết quả cho từng cá nhân và lưu hồ sơ cán bộ theo quy định.

          3.2. Cấp phó và viên chức không giữ chức vụ quản lý và Hợp đồng lao động

          -  Viết Phiếu kiểm điểm cá nhân tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao (ưu điểm – hạn chế tồn tại) theo mẫu 03 đính kèm, trình bày trước cuộc họp cơ quan. Hiệu trưởng nhận xét trước sau đó tập thể viên chức nhà trường tham gia góp ý tại cuộc họp. Các ý kiến được ghi biên bản và công khai sau khi kết thúc cuộc họp.

          - Người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp (Hiệu trưởng) kết luận đánh giá, phân loại và chịu trách nhiệm kết quả phân loại sau khi có tham khảo ý kiến ghi biên bản cuộc họp, sau đó thông báo kết quả cho từng cá nhân và lưu hồ sơ cán bộ theo quy định.

          4. Đối với các xã, thị trấn

          a) Các đối tượng thuộc ý 2, mục IV của Hướng dẫn này viết Phiếu kiểm điểm theo mẫu (Cán bộ lãnh đạo mẫu số 01; công chức chuyên môn, lao động hợp đồng theo mẫu 02 đính kèm) tổ chức họp như sau:

          - Bí thư Đảng ủy xã, thị trấn chủ trì cuộc họp kiểm điểm Bí thư, đánh giá phân loại Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBMTTQ và Trưởng các đoàn thể xã, thị trấn.

          - Chủ tịch UBND xã, thị trấn chủ trì họp kiểm điểm Chủ tịch, đánh giá Phó Chủ tịch và công chức chuyên môn (Văn phòng thống kê, Địa chính XD - nông nghiệp; Tài chính – kế toán; Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội; Trưởng công an; Trưởng quân sự), lao động hợp đồng, cán bộ không chuyên trách thuộc UBND xã, thị trấn.

           Cuộc họp cử thư ký ghi biên bản các ý kiến tham gia của tập thể đơn vị.

          b) Thẩm quyền đánh giá phân loại

          - Bí thư đảng ủy xã, thị trấn phân loại đánh giá Phó bí thư thường trực Đảng, Chủ tịch UBMTTQ và Trưởng các đoàn thể xã, thị trấn;

          - Chủ tịch HĐND phân loại đánh giá Phó Chủ tịch HĐND xã, thị trấn;

          - Chủ tịch UBND xã, thị trấn đánh giá phân loại Phó Chủ tịch và công chức chuyên môn (Văn phòng thống kê, Địa chính XD-nông nghiệp, Tài chính – kế toán, Tư pháp – hộ tịch, Văn hóa – xã hội, Trưởng công an, Trưởng quân sự), lao động hợp đồng, cán bộ không chuyên trách thuộc UBND xã, thị trấn.

          * Lưu ý: Không thực hiện việc lấy biểu quyết của tập thể công chức trong đơn vị để đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, lao động hợp đồng.

          c) Các chức danh lãnh đạo xã, thị trấn

          - Chức danh Bí thư Đảng ủy xã, thị trấn do Huyện ủy đánh giá phân loại;

          - Chức danh Chủ tịch HĐND xã thị trấn do HĐND huyện đánh giá phân loại;

          - Chức danh Chủ tịch UBND xã thị trấn do UBND huyện đánh giá, phân loại.

 

          VII/ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI CB, CC, VC, HĐLĐ

 

          1/ ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI CÁN BỘ

          1.1. Tiêu chí  đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

          Cán bộ đạt được các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:

          a) Gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật Nhà nước;

          b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có lối sống tác phong lề lối làm việc chuẩn mực, lành mạnh; Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, không để xảy ra các vụ việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý;

          c) Tận tụy, có tinh thần trách nhiệm; dám nghĩ, dám làm; dám chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

          d) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức phụ trách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

          đ) Các cơ quan, tổ chức được giao phụ trách hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đột xuất;

          e) Lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ đạt kết quả tốt, có tác động trực tiếp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức; của ngành, lĩnh vực.

           g) Có ít nhất một sáng kiến thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của đơn vị được UBND huyện công nhận.

          1.2. Tiêu chí  đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ

          Cán bộ đạt được các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:

          a) Có các tiêu chí quy định tại điểm a, b, c và e mục 1.1 nêu trên;

          b) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức phụ trách hoàn thành tốt nhiệm vụ;

          c) Các cơ quan, tổ chức được giao phụ trách hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành tốt nhiệm vụ đột xuất;

          1.3. Tiêu chí phân loại đánh giá cán bộ ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực

          Cán bộ đạt được các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực:

          a) Các tiêu chí quy định tại điểm a, b, c  mục 1.1 nêu trên;

           b) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức phụ trách hoàn thành  nhiệm vụ được giao;

          c) Lĩnh vực được giao phụ trách hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình kế hoach công tác năm; hoàn thành nhiệm vụ đột xuất;

          d) Lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách hành chính,cải cách chế độ công vụ công chức đạt kết quả.

          1.4. Tiêu chí phân loại đánh giá cán bộ ở mức không hoàn thành nhiệm vụ

           Cán bộ có một trong những tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

          a) Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng hoặc pháp luật Nhà nước bị cấp có thẩm quyền nghiêm khắc phê bình hoặc xử lý kỷ luật theo quy định;

          b) Vi phạm kỷ luật, kỷ cương hoặc quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị:

          c) Để xảy ra mất đoàn kết trong cơ quan, đơn vị được giao phụ trách, quản lý và bị kỷ luật nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật ở hình thức cao nhất;

          d) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cơ quan đơn vị được giao phụ trách bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ;

          đ) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục và phải tiến hành kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị;

          e) Cơ quan, đơn vị hoặc lĩnh vực được giao phụ trách hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;

          g) Có liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tại cơ quan, đơn vị được giao phụ trách.

 

          2/ ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC

 

          2.1. Tiêu chí phân loại đánh giá công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

          a) Gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật Nhà nước;

          b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có lối sống tác phong lề lối làm việc chuẩn mực, lành mạnh; Chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, không để xảy ra các vụ việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý;

          c) Có năng lực trình độ chuyên môn, tận tụy, trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong giải quyết công việc; phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, đơn vị liên quan trong thi hành công vụ.

          d) Hoàn thành 100% nhiệm vụ được phân công, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả; Hoàn thành và đạt hiệu quả nhiệm vụ đột xuất được phân công;

            đ) Có tinh thần trách nhiệm, phối hợp thực hiện nhiệm vụ; có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện tốt phòng, chống hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, lãng phí.

            e) Có ít nhất một sáng kiến thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của đơn vị được UBND huyện công nhận.

         

          * Công chức giữ vị trí lãnh đạo (Trưởng, phó đơn vị) thêm các tiêu chí:

          g) Tận tụy với công việc, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong phạm vi lĩnh vực được giao phụ trách, quản lý;        h) Lãnh đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc đạt trên 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm và nhiệm vụ đột xuất; Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức đạt kết quả tốt có tác động trực tiếp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đơn vị, hoặc ngành, lĩnh vực được phụ trách.

          i) Tập thể đơn vị đoàn kết; duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan; trong đơn vị không để xảy ra các vụ việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý.

          2.2. Tiêu chí phân loại đánh giá công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ

          Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt các tiêu chí quy định tại Điểm a, b, c, d, đ Mục 2.1 nêu trên;

           Công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý đạt các tiêu chí quy định tại Điểm a, b, c, d, đ  Mục 2.1 nêu trên phải đạt các tiêu chí sau:

          - Lãnh đạo đơn vị hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch năm và nhiệm vụ đột xuất đảm bảo tiến độ có chất lượng, hiệu quả.

          - Có năng lực xây dựng cơ quan, đơn vị đoàn kết.

          2.3. Tiêu chí phân loại đánh giá công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực

          * Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có các tiêu chí quy định tại Điểm a, b  Mục 2.1 nêu trên và có những hạn chế sau thì đánh giá hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế năng lực:

          - Hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình kế hoạch công tác năm.

          - Tham mưu thực hiện nhiệm vụ được giao còn chậm tiến độ, thời gian; chưa đảm bảo chất lượng; chưa đúng quy định pháp luật hoặc đến mức phải để cấp trên xử lý lại.

          - Có biểu hiện cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng lãng phí; có thái độ xử sự không đúng mực, thiếu văn hóa trong thực thi công vụ.

          * Công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý có các tiêu chí nêu trên và có một trong những tiêu chí sau thì đánh giá hoàn thành nhiệm vụ còn hạn chế năng lực:

          - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, lĩnh vực phụ trách chậm tiến độ.

          - Tham mưu giải quyết công việc được giao không đúng quy định pháp luật, chưa gây hậu quả phải có biện pháp khắc phục.

          - Đơn vị  giao lãnh đạo, quản lý xảy ra mất đoàn kết.

2.4. Tiêu chí phân loại đánh giá công chức không hoàn thành nhiệm vụ

           * Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, lao động hợp đồng có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

          - Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng hoặc pháp luật Nhà nước; vi phạm quy chế, quy định của cơ quan; bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

          - Không hoàn thành nhiệm vụ được phân công, nhiệm vụ đột xuất;

          - Thực hiện nhiệm vụ, công vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục.

          - Gây mất đoàn kết trong cơ quan, đơn vị.

          - Hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ được phân công theo chương trình kế hoạch công tác năm.

          - Có hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí bị xử lý kỷ luật.

 

          * Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

          - Các tiêu chí nêu trên đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo;

          - Liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí;

          - Đơn vị  được giao quản lý hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ kế hoạch năm;

          - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;

          - Đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý để xảy ra mất đoàn kết.

 

          3/ ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI VIÊN CHỨC

            3.1. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

          * Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:

          a) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ đột xuất được giao vượt tiến độ có chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.

          b) Có phẩm chất chính trị, lối sống lành mạnh; đạo đức nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ giao tiếp lịch sự, tôn trọng phục vụ nhân dân; có tinh thần đoàn kết, phối hợp tốt với đồng nghiệp; thực hiện tốt quy định phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.

          c) Chấp hành đầy đủ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước; các quy định địa phương nơi cư trú.

          d) Có ít nhất một sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách được áp dụng tại đơn vị mang lại hiệu quả được UBND huyện công nhận.

          đ)  Thực hiện tốt các nghĩa vụ khác của Viên chức.

          * Viên chức giữ vị trí lãnh đạo (Trưởng, phó đơn vị) ngoài các tiêu chí nêu trên, đạt các tiêu chí sau:

          e) Có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; Có ý thức chủ động sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành; thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sự nghiệp theo quy định pháp luật.

          g) Lãnh đạo đơn vị hoàn thành 100% khối lượng công việc vượt tiến độ, có chất lượng hiệu quả; Tập hợp sức mạnh đoàn kết, không để xảy ra các vụ việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý.

          3.2. Tiêu chí  phân loại đánh giá viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ

          Viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo đạt các tiêu chí quy định tại Điểm a, b, c và đ , Mục 3.1 nêu trên.

          Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo đạt các tiêu chí quy định tại Điểm a, b, c và đ mục  3.1 nêu trên phải đạt các tiêu chí sau:

          - Có thức chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện công việc;

          - Triển khai thực hiện tốt quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị theo quy định pháp luật;

          - Đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành 100% khối lượng công việc đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

                                                                                                                                                                                                 

          3.3. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức hoàn thành nhiệm vụ

         

          * Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt các tiêu chí sau đánh giá phân loại hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế chuyên môn:

          - Đạt các tiêu chí quy định tại Điểm b, c, đ - ý 3.1; mục 3 tiêu chí đánh giá viên chức nêu trên.

          - Có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt;  hoàn thành từ 70% đến dưới 100% công việc hoặc nhiệm vụ được phân công. Trong đó có công việc còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất lượng, hiệu quả.

 

          * Viên chức giữ chức vụ quản lý đạt các tiêu chí sau đánh giá hoàn thành nhiệm vụ:

          - Đạt các tiêu chí quy định tại Điểm b, c, đ – ý 3.1; mục 3 tiêu chí đánh giá viên chức nêu trên.

          - Nghiêm túc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị đúng quy định;

          - Lãnh đạo cơ quan hoàn thành 70% đến dưới 100% khối lượng công việc.

 

          4. Tiêu chí đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ

 

          * Viên chức không giữ chức vụ quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

 

a) Hoàn thành dưới 70% công việc hoặc nhiệm vụ được phân công;

            b) Chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

          c) Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ không đạt yêu cầu;

          d) Vi phạm quy trình, quy định chuyên môn nghiệp vụ;

          đ) Vi phạm Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật;

          e) Có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất tại đơn vị;

          g) Không có tinh thần phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để ảnh hưởng đến kết quả của đơn vị;

          h) Vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ đến phải xử lý kỷ luật.

          * Viên chức quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

 

          a)  Các tiêu chí quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h  Mục 4 nêu trên

          b) Việc quản lý điều hành thực hiện công việc hạn chế, không đạt hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu công việc;

          c) Để xảy ra các vụ vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật;

          d) Đơn vị được giao quản lý điều hành hoàn thành dưới 70% khối lượng công việc.

 

          VIII/ QUẢN LÝ THEO DÕI KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC HĐ LAO ĐỘNG

 

          1. Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động gửi về Phòng Nội vụ trước ngày 30/11 hàng năm để Hội đồng thi đua khen thưởng huyện xét thi đua đối với tập thể cá nhân, đơn vị nào gửi chậm sẽ không xét thi đua. Hồ sơ gồm:

          - Phiếu đánh giá, phân loại của từng cá nhân cán bộ công chức, viên chức lao động hợp đồng thủ trưởng đơn vị ký đóng dấu. Riêng Phiếu đánh giá của người đứng đầu (Trưởng phòng, ban, đơn vị sự nghiệp; Chủ tịch HĐND, UBND xã, thị trấn) ghi hết phần III để cấp trên quản lý phân loại đánh giá;

          - Biên bản của cơ quan họp kiểm điểm đánh giá (ghi từng ý kiến tham gia cho từng người về ưu điểm, hạn chế tồn tại);

          - Kết quả công nhận Sáng kiến kinh nghiệm của cấp có thẩm quyền (đối với CBCC, VC đánh giá phân loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ) ;

          - Bảng tổng hợp danh sách kết quả đánh giá, phân loại của đơn vị (theo mẫu 04).

 

          2. Yêu cầu các phòng, ban, đơn vị lập sổ theo dõi lưu kết quả đánh giá cán bộ, công chức của đơn vị; lưu biên bản họp đánh giá gắn với kết quả bình xét thi đua hàng năm của từng cán bộ, công chức, viên chức để theo dõi hàng năm.

          3. Khi nộp hồ sơ kết quả đánh giá xếp loại cán bộ công chức, viên chức hàng năm yêu cầu nộp bản kê khai bổ sung lý lịch cán bộ (theo mẫu gửi kèm) và bản công chứng các văn bằng, chứng chỉ đã học xong trong năm để bổ sung hồ sơ cán bộ làm cơ sở chuyển xếp lương, ngạch cán bộ, công chức.

          4. Giao cho Phòng Nội vụ là Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng huyện có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi kết quả đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức, hợp đông lao động làm cơ sở bình xét các danh hiệu thi đua tập thể, cá nhân hàng năm.

          UBND huyện yêu cầu Thủ trưởng các phòng, ban và các đơn vị sự nghiệp; các xã, thị trấn tổ chức triển khai nội dung đánh giá phân loại cán bộ công chức, viên chức, hợp đồng lao động hàng năm trong đơn vị mình đảm bảo chất lượng, đúng mục đích, yêu cầu và thời gian quy định. Quá trình thực hiện có gì vướng mắc liên hệ với Phòng Nội vụ để được hướng dẫn cụ thể./.

 

Nơi nhận:                                                               TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

- Sở Nội vụ;                                                                                            CHỦ TỊCH

- TT HU, HĐND huyện;

- Ban Tổ chức HU;

- CT, PCT UBND huyện;

- Các phòng, ban, đơn vị SN;

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu: VT, NV.

 

                                                                                           Nguyễn Thị Mai

 

 

                                                                  

 

                                                                                                                                                                                       ỦY BAN NHÂN DÂN            CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HUYỆN PHÚ LƯƠNG                                      Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

                      

   Số: 937/HD-UBND                                 Phú lương, ngày  08  tháng  9   năm 2015

    

                                                               HƯỚNG DẪN

Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm

 


         

          Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010;

          Căn cứ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

 

          UBND huyện hướng dẫn các đơn vị thực hiện đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động hàng năm như sau: 

 

          I/ MỤC ĐÍCH

          Việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm nhằm làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, tu dưỡng phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức để làm căn cứ cho việc qui hoạch, phân công bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, Hợp đồng lao động.

            II/ NGUYÊN TẮC, YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CBCC,VC

          1. Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm là một nội dung quan trọng, phải đảm bảo tính toàn diện, khách quan, công bằng, chính xác, không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; trên cơ sở thực hiện tự phê bình và phê bình để phản ánh đúng đắn năng lực và phẩm chất của cán bộ, công chức, viên chức qua một năm rèn luyện, phấn đấu công tác tại đơn vị.

          2. Phát huy đầy đủ trách nhiệm của tập thể trong kiểm điểm phê bình, thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai; lấy chất lượng, hiệu quả mức độ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, ý thức chấp hành của cá nhân để đánh giá, bảo đảm các kết luận đánh giá cán bộ, công chức, viên chức là đúng và chính xác.

          3. Đảm bảo đúng thẩm quyền; thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Kết quả đánh giá xếp loại hàng năm được thông báo cho CBCC, VC tại đơn vị; Bản thân cán bộ, công chức, viên chức phải được trình bày ý kiến của mình về kết luận đánh giá hàng năm đối với thủ trưởng đơn vị.

          4. Yêu cầu thủ trưởng các phòng, ban đơn vị sự nghiệp quán triệt đầy đủ nội dung tiêu chí đánh giá phân loại và thực hiện nghiêm túc việc đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo chất lượng. Trong quá trình tổ chức thực hiện đánh giá phân loại nếu có cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động phải đánh giá lại thì thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm.

 

 

            III/ CĂN CỨ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI  CBCC, VC

                1. Đối với cán bộ, công chức

 

          1.1. Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc cán bộ công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ công chức;

          1.2. Tiêu chuẩn ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý;

          1.3. Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương.      

          1.4. Chương trình, kế hoạch công tác năm của cơ quan, đơn vị; nhiệm vụ chuyên môn được cấp có thẩm quyền phân công hàng năm.

          2. Đối với viên chức

          2.1. Căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp

          2. 2. Căn cứ Luật Viên chức năm 2010: từ Điều 16 đến điều 19, Điều 40 về nghĩa vụ của viên chức;

          2.3. Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương.

          2.4. Căn cứ tiêu chuẩn ngạch viên chức và kết quả thực hiện nhiệm vụ theo Hợp đồng làm việc đã ký kết.

 

 

          IV/ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI

          1. Cấp huyện

          1.1. Lãnh đạo HĐND, UBND huyện

           Chủ tịch HĐND, UBND; Phó chủ tịch HĐND, Ủy viên Thường trực HĐND và Phó chủ tịch UBND huyện

          1.2. Các phòng, ban chuyên môn

 

          Lãnh đạo quản lý (Chánh Văn phòng, Phó Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các phòng, ban chuyên môn), công chức, hợp đồng lao động theo quyết định của UBND huyện đang làm việc tại các phòng, ban chuyên môn có thời gian làm việc đủ 10 tháng trở lên trong năm (đối với trường hợp chưa đủ 10 tháng thì đơn vị đánh giá mức độ hoàn thành theo thời hạn hợp đồng).

 

Công chức quản lý nhà nước, hợp đồng lao động thuộc cơ quan Phòng Giáo dục-Đào tạo quy trình đánh giá thực hiện theo Hướng dẫn này.

          1.3. Các đơn vị sự nghiệp

          Viên chức lãnh đạo quản lý (Trưởng, Phó các đơn vị sự nghiệp), viên chức,  hợp đồng lao động theo quyết định của UBND huyện đang làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc huyện có thời gian làm việc đủ 10 tháng trở lên trong năm (đối với trường hợp chưa đủ 10 tháng thì đơn vị đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo thời hạn hợp đồng).

          1.4. Đối với các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở:  Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, viên chức, nhân viên, hợp đồng lao động các trường (THCS, Tiểu học, Mầm non) đánh giá khi kết thúc năm học.  

            2. Cấp xã                                                           

             Các đối tượng thuộc UBND huyện quản lý có hồ sơ cán bộ, sổ BHXH đang quản lý tại Phòng Nội vụ huyện:

          2.1. Cán bộ chuyên trách gồm: Bí thư, Phó Bí thư Thường trực, Uỷ viên Thường vụ-Thường trực Đảng uỷ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch Uỷ ban MTTQ, Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội phụ nữ, Chủ tịch Hội nông dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh tại các xã, thị trấn.

          2.2. Công chức cấp xã: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng quân sự; Văn phòng-Thống kê; Địa chính-Xây dựng- nông nghiệp; Tài chính – kế toán; Tư pháp-hộ tịch, Văn hoá-xã hội.

          2.3. Lao động hợp đồng với UBND huyện có thời gian làm việc đủ 10 tháng trở lên (đối với trường hợp chưa đủ 10 tháng thì đơn vị đánh giá mức độ hoàn thành theo thời hạn hợp đồng).                  

         

 Các đối tượng khác thuộc UBND xã, thị trấn quản lý: những người hoạt động không chuyên trách: Phó Công an, Công an viên, Phó Chỉ huy Quân sự, Phó các đoàn thể, Trưởng, Phó xóm, Trưởng, Phó tiểu khu, khu phố … do UBND xã, thị trấn qui định qui trình đánh giá, mẫu phiếu đánh giá cụ thể phù hợp với địa phương để kiểm điểm đánh giá mức độ hoàn thành  làm cơ sở xã bình xét danh hiệu thi đua hàng năm và lưu kết quả tại UBND xã, thị trấn quản lý theo dõi.

V/ THỜI ĐIỂM ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CBCC, VC

1. Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác.

Cán bộ công chức, viên chức khi chuyển công tác thì cơ quan mới có trách nhiệm đánh giá, phân loại kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị cũ (trường hợp có thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 6 tháng trở lên).

2. Thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ công chức, viên chức được tiến hành trong tháng 11 hàng năm.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thời gian đánh giá, phân loại viên chức vào tháng 6 hàng năm.

             

          VI/ TRÌNH TỰ THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CBCC, VC

            1. Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ quản lý, hợp đồng lao động các đơn vị

          a) Cá nhân viết phiếu tự kiểm điểm đánh giá kết quả công tác những nhiệm vụ được phân công trong năm theo mẫu (Cán bộ mẫu số 01, Công chức mẫu số 02; Viên chức mẫu số 03 đính kèm);

            b) Cá nhân trình bày bản tự đánh giá tại cuộc họp của cơ quan để tập thể tham gia ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp;

          c) Người đứng đầu chủ trì cuộc họp cơ quan trên cơ sở ý kiến tham gia của tập thể cơ quan quyết định kết luận đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, sau đó thông báo kết quả cho cán bộ công chức, viên chức.

            * Lưu ý: Không thực hiện việc lấy biểu quyết của tập thể đơn vị để phân loại đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.

          2. Đối với cán bộ lãnh đạo; công chức; viên chức giữ chức vụ lãnh đạo

          a) Cá nhân lãnh đạo viết phiếu tự kiểm điểm đánh giá kết quả công tác những nhiệm vụ được phân công trong năm theo mẫu (Cán bộ lãnh đạo mẫu số 01; công chức mẫu số 02; Viên chức mẫu số 03 đính kèm);

            b) Cá nhân trình bày bản tự đánh giá tại cuộc họp của cơ quan để tập thể tham gia ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp;

          c) Người đứng đầu đơn vị tham khảo ý kiến tham gia của tập thể đơn vị quyết định đánh giá, phân loại công chức, viên chức và cấp phó của mình (Chủ tịch HĐND huyện đánh giá phân loại Phó Chủ tịch HĐND, Ủy viên Thường trực HĐND huyện; Chủ tịch UBND huyện đánh giá phân loại Phó Chủ tịch UBND huyện) và thông báo kết quả cho công chức, viên chức và cấp phó đơn vị mình biết.

 

          d) Người đứng đầu đơn vị (cấp trưởng) sau khi thực hiện kiểm điểm tại đơn vị ghi kết quả hết phần III của Phiếu đánh giá phân loại sau đó gửi về UBND huyện (qua Phòng Nội vụ) để tổng hợp làm cơ sở cho tập thể UBND huyện họp đánh giá nhận xét phân loại.

          Chủ tịch HĐND, UBND huyện sau khi thực hiện kiểm điểm tại đơn vị ghi kết quả hết phần III của Phiếu đánh giá phân loại sau đó gửi về  Phòng Nội vụ để trình cấp trên đánh giá phân loại.

 

          3. Đối với ngành Giáo dục-Đào tạo

          - Công chức quản lý nhà nước; Hợp đồng lao động thuộc cơ quan Phòng Giáo dục-Đào tạo thực hiện đánh giá theo Hướng dẫn này.

          - Viên chức các trường học đánh giá theo năm học; Kết quả đánh giá, phân loại đối với viên chức các bậc học gửi về phòng Giáo dục – đào tạo trước ngày 10/6  hàng năm.

            Quy trình đánh giá như sau:

          3.1. Hiệu trưởng:

          - Viết Phiếu kiểm điểm cá nhân tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ (ưu điểm – hạn chế tồn tại) theo mẫu 02 đính kèm trình bày trước Hội đồng sư phạm nhà trường. Phối hợp đánh giá chuẩn hiệu trưởng theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục&Đào tạo (Thông tư 17; Thông tư 14 và Thông tư 29).

          - Tập thể viên chức nhà trường tham gia góp ý tại cuộc họp. Các ý kiến tham gia được ghi biên bản và công khai sau khi kết thúc cuộc họp.

          - Tổng hợp Biên bản, Phiếu đánh giá phân loại cá nhân đã có ý kiến tham gia của tập thể đơn vị (ghi hết phần III) gửi về phòng Giáo dục – đào tạo huyện;

          - Phòng giáo dục – đào tạo huyện tổ chức họp thống nhất đánh giá, phân loại Hiệu trưởng các trường. Thành phần gồm: Lãnh đạo phòng Giáo dục – đào tạo; chuyên viên phụ trách; Chủ tịch công đoàn ngành; đại diện cấp ủy, cấp phó đơn vị, Chủ tịch Công đoàn đơn vị trường dự họp thống nhất phân loại.

          - Người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp (Trưởng phòng Giáo dục – đào tạo) kết luận phân loại cho Hiệu trưởng các trường sau khi có tham khảo ý kiến ghi biên bản cuộc họp, sau đó thông báo kết quả cho từng cá nhân và lưu hồ sơ cán bộ theo quy định.

          3.2. Cấp phó và viên chức không giữ chức vụ quản lý và Hợp đồng lao động

          -  Viết Phiếu kiểm điểm cá nhân tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao (ưu điểm – hạn chế tồn tại) theo mẫu 03 đính kèm, trình bày trước cuộc họp cơ quan. Hiệu trưởng nhận xét trước sau đó tập thể viên chức nhà trường tham gia góp ý tại cuộc họp. Các ý kiến được ghi biên bản và công khai sau khi kết thúc cuộc họp.

          - Người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp (Hiệu trưởng) kết luận đánh giá, phân loại và chịu trách nhiệm kết quả phân loại sau khi có tham khảo ý kiến ghi biên bản cuộc họp, sau đó thông báo kết quả cho từng cá nhân và lưu hồ sơ cán bộ theo quy định.

          4. Đối với các xã, thị trấn

          a) Các đối tượng thuộc ý 2, mục IV của Hướng dẫn này viết Phiếu kiểm điểm theo mẫu (Cán bộ lãnh đạo mẫu số 01; công chức chuyên môn, lao động hợp đồng theo mẫu 02 đính kèm) tổ chức họp như sau:

          - Bí thư Đảng ủy xã, thị trấn chủ trì cuộc họp kiểm điểm Bí thư, đánh giá phân loại Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBMTTQ và Trưởng các đoàn thể xã, thị trấn.

          - Chủ tịch UBND xã, thị trấn chủ trì họp kiểm điểm Chủ tịch, đánh giá Phó Chủ tịch và công chức chuyên môn (Văn phòng thống kê, Địa chính XD - nông nghiệp; Tài chính – kế toán; Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội; Trưởng công an; Trưởng quân sự), lao động hợp đồng, cán bộ không chuyên trách thuộc UBND xã, thị trấn.

           Cuộc họp cử thư ký ghi biên bản các ý kiến tham gia của tập thể đơn vị.

          b) Thẩm quyền đánh giá phân loại

          - Bí thư đảng ủy xã, thị trấn phân loại đánh giá Phó bí thư thường trực Đảng, Chủ tịch UBMTTQ và Trưởng các đoàn thể xã, thị trấn;

          - Chủ tịch HĐND phân loại đánh giá Phó Chủ tịch HĐND xã, thị trấn;

          - Chủ tịch UBND xã, thị trấn đánh giá phân loại Phó Chủ tịch và công chức chuyên môn (Văn phòng thống kê, Địa chính XD-nông nghiệp, Tài chính – kế toán, Tư pháp – hộ tịch, Văn hóa – xã hội, Trưởng công an, Trưởng quân sự), lao động hợp đồng, cán bộ không chuyên trách thuộc UBND xã, thị trấn.

          * Lưu ý: Không thực hiện việc lấy biểu quyết của tập thể công chức trong đơn vị để đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, lao động hợp đồng.

          c) Các chức danh lãnh đạo xã, thị trấn

          - Chức danh Bí thư Đảng ủy xã, thị trấn do Huyện ủy đánh giá phân loại;

          - Chức danh Chủ tịch HĐND xã thị trấn do HĐND huyện đánh giá phân loại;

          - Chức danh Chủ tịch UBND xã thị trấn do UBND huyện đánh giá, phân loại.

 

          VII/ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI CB, CC, VC, HĐLĐ

 

          1/ ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI CÁN BỘ

          1.1. Tiêu chí  đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

          Cán bộ đạt được các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:

          a) Gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật Nhà nước;

          b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có lối sống tác phong lề lối làm việc chuẩn mực, lành mạnh; Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, không để xảy ra các vụ việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý;

          c) Tận tụy, có tinh thần trách nhiệm; dám nghĩ, dám làm; dám chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

          d) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức phụ trách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

          đ) Các cơ quan, tổ chức được giao phụ trách hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đột xuất;

          e) Lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ đạt kết quả tốt, có tác động trực tiếp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức; của ngành, lĩnh vực.

           g) Có ít nhất một sáng kiến thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của đơn vị được UBND huyện công nhận.

          1.2. Tiêu chí  đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ

          Cán bộ đạt được các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:

          a) Có các tiêu chí quy định tại điểm a, b, c và e mục 1.1 nêu trên;

          b) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức phụ trách hoàn thành tốt nhiệm vụ;

          c) Các cơ quan, tổ chức được giao phụ trách hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành tốt nhiệm vụ đột xuất;

          1.3. Tiêu chí phân loại đánh giá cán bộ ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực

          Cán bộ đạt được các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực:

          a) Các tiêu chí quy định tại điểm a, b, c  mục 1.1 nêu trên;

           b) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức phụ trách hoàn thành  nhiệm vụ được giao;

          c) Lĩnh vực được giao phụ trách hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình kế hoach công tác năm; hoàn thành nhiệm vụ đột xuất;

          d) Lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách hành chính,cải cách chế độ công vụ công chức đạt kết quả.

          1.4. Tiêu chí phân loại đánh giá cán bộ ở mức không hoàn thành nhiệm vụ

           Cán bộ có một trong những tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

          a) Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng hoặc pháp luật Nhà nước bị cấp có thẩm quyền nghiêm khắc phê bình hoặc xử lý kỷ luật theo quy định;

          b) Vi phạm kỷ luật, kỷ cương hoặc quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị:

          c) Để xảy ra mất đoàn kết trong cơ quan, đơn vị được giao phụ trách, quản lý và bị kỷ luật nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật ở hình thức cao nhất;

          d) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cơ quan đơn vị được giao phụ trách bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ;

          đ) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục và phải tiến hành kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị;

          e) Cơ quan, đơn vị hoặc lĩnh vực được giao phụ trách hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;

          g) Có liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tại cơ quan, đơn vị được giao phụ trách.

 

          2/ ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC

 

          2.1. Tiêu chí phân loại đánh giá công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

          a) Gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật Nhà nước;

          b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có lối sống tác phong lề lối làm việc chuẩn mực, lành mạnh; Chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, không để xảy ra các vụ việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý;

          c) Có năng lực trình độ chuyên môn, tận tụy, trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong giải quyết công việc; phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, đơn vị liên quan trong thi hành công vụ.

          d) Hoàn thành 100% nhiệm vụ được phân công, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả; Hoàn thành và đạt hiệu quả nhiệm vụ đột xuất được phân công;

            đ) Có tinh thần trách nhiệm, phối hợp thực hiện nhiệm vụ; có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện tốt phòng, chống hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, lãng phí.

            e) Có ít nhất một sáng kiến thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của đơn vị được UBND huyện công nhận.

         

          * Công chức giữ vị trí lãnh đạo (Trưởng, phó đơn vị) thêm các tiêu chí:

          g) Tận tụy với công việc, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong phạm vi lĩnh vực được giao phụ trách, quản lý;        h) Lãnh đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc đạt trên 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm và nhiệm vụ đột xuất; Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức đạt kết quả tốt có tác động trực tiếp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đơn vị, hoặc ngành, lĩnh vực được phụ trách.

          i) Tập thể đơn vị đoàn kết; duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan; trong đơn vị không để xảy ra các vụ việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý.

          2.2. Tiêu chí phân loại đánh giá công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ

          Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt các tiêu chí quy định tại Điểm a, b, c, d, đ Mục 2.1 nêu trên;

           Công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý đạt các tiêu chí quy định tại Điểm a, b, c, d, đ  Mục 2.1 nêu trên phải đạt các tiêu chí sau:

          - Lãnh đạo đơn vị hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch năm và nhiệm vụ đột xuất đảm bảo tiến độ có chất lượng, hiệu quả.

          - Có năng lực xây dựng cơ quan, đơn vị đoàn kết.

          2.3. Tiêu chí phân loại đánh giá công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực

          * Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có các tiêu chí quy định tại Điểm a, b  Mục 2.1 nêu trên và có những hạn chế sau thì đánh giá hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế năng lực:

          - Hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình kế hoạch công tác năm.

          - Tham mưu thực hiện nhiệm vụ được giao còn chậm tiến độ, thời gian; chưa đảm bảo chất lượng; chưa đúng quy định pháp luật hoặc đến mức phải để cấp trên xử lý lại.

          - Có biểu hiện cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng lãng phí; có thái độ xử sự không đúng mực, thiếu văn hóa trong thực thi công vụ.

          * Công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý có các tiêu chí nêu trên và có một trong những tiêu chí sau thì đánh giá hoàn thành nhiệm vụ còn hạn chế năng lực:

          - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, lĩnh vực phụ trách chậm tiến độ.

          - Tham mưu giải quyết công việc được giao không đúng quy định pháp luật, chưa gây hậu quả phải có biện pháp khắc phục.

          - Đơn vị  giao lãnh đạo, quản lý xảy ra mất đoàn kết.

2.4. Tiêu chí phân loại đánh giá công chức không hoàn thành nhiệm vụ

           * Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, lao động hợp đồng có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

          - Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng hoặc pháp luật Nhà nước; vi phạm quy chế, quy định của cơ quan; bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

          - Không hoàn thành nhiệm vụ được phân công, nhiệm vụ đột xuất;

          - Thực hiện nhiệm vụ, công vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục.

          - Gây mất đoàn kết trong cơ quan, đơn vị.

          - Hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ được phân công theo chương trình kế hoạch công tác năm.

          - Có hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí bị xử lý kỷ luật.

 

          * Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

          - Các tiêu chí nêu trên đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo;

          - Liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí;

          - Đơn vị  được giao quản lý hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ kế hoạch năm;

          - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;

          - Đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý để xảy ra mất đoàn kết.

 

          3/ ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI VIÊN CHỨC

            3.1. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

          * Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:

          a) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ đột xuất được giao vượt tiến độ có chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.

          b) Có phẩm chất chính trị, lối sống lành mạnh; đạo đức nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ giao tiếp lịch sự, tôn trọng phục vụ nhân dân; có tinh thần đoàn kết, phối hợp tốt với đồng nghiệp; thực hiện tốt quy định phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.

          c) Chấp hành đầy đủ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước; các quy định địa phương nơi cư trú.

          d) Có ít nhất một sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách được áp dụng tại đơn vị mang lại hiệu quả được UBND huyện công nhận.

          đ)  Thực hiện tốt các nghĩa vụ khác của Viên chức.

          * Viên chức giữ vị trí lãnh đạo (Trưởng, phó đơn vị) ngoài các tiêu chí nêu trên, đạt các tiêu chí sau:

          e) Có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; Có ý thức chủ động sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành; thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sự nghiệp theo quy định pháp luật.

          g) Lãnh đạo đơn vị hoàn thành 100% khối lượng công việc vượt tiến độ, có chất lượng hiệu quả; Tập hợp sức mạnh đoàn kết, không để xảy ra các vụ việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý.

          3.2. Tiêu chí  phân loại đánh giá viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ

          Viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo đạt các tiêu chí quy định tại Điểm a, b, c và đ , Mục 3.1 nêu trên.

          Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo đạt các tiêu chí quy định tại Điểm a, b, c và đ mục  3.1 nêu trên phải đạt các tiêu chí sau:

          - Có thức chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện công việc;

          - Triển khai thực hiện tốt quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị theo quy định pháp luật;

          - Đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành 100% khối lượng công việc đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

                                                                                                                                                                                                 

          3.3. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức hoàn thành nhiệm vụ

         

          * Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt các tiêu chí sau đánh giá phân loại hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế chuyên môn:

          - Đạt các tiêu chí quy định tại Điểm b, c, đ - ý 3.1; mục 3 tiêu chí đánh giá viên chức nêu trên.

          - Có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt;  hoàn thành từ 70% đến dưới 100% công việc hoặc nhiệm vụ được phân công. Trong đó có công việc còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất lượng, hiệu quả.

 

          * Viên chức giữ chức vụ quản lý đạt các tiêu chí sau đánh giá hoàn thành nhiệm vụ:

          - Đạt các tiêu chí quy định tại Điểm b, c, đ – ý 3.1; mục 3 tiêu chí đánh giá viên chức nêu trên.

          - Nghiêm túc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị đúng quy định;

          - Lãnh đạo cơ quan hoàn thành 70% đến dưới 100% khối lượng công việc.

 

          4. Tiêu chí đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ

 

          * Viên chức không giữ chức vụ quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

 

a) Hoàn thành dưới 70% công việc hoặc nhiệm vụ được phân công;

            b) Chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

          c) Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ không đạt yêu cầu;

          d) Vi phạm quy trình, quy định chuyên môn nghiệp vụ;

          đ) Vi phạm Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật;

          e) Có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất tại đơn vị;

          g) Không có tinh thần phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để ảnh hưởng đến kết quả của đơn vị;

          h) Vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ đến phải xử lý kỷ luật.

          * Viên chức quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

 

          a)  Các tiêu chí quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h  Mục 4 nêu trên

          b) Việc quản lý điều hành thực hiện công việc hạn chế, không đạt hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu công việc;

          c) Để xảy ra các vụ vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật;

          d) Đơn vị được giao quản lý điều hành hoàn thành dưới 70% khối lượng công việc.

 

          VIII/ QUẢN LÝ THEO DÕI KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC HĐ LAO ĐỘNG

 

          1. Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động gửi về Phòng Nội vụ trước ngày 30/11 hàng năm để Hội đồng thi đua khen thưởng huyện xét thi đua đối với tập thể cá nhân, đơn vị nào gửi chậm sẽ không xét thi đua. Hồ sơ gồm:

          - Phiếu đánh giá, phân loại của từng cá nhân cán bộ công chức, viên chức lao động hợp đồng thủ trưởng đơn vị ký đóng dấu. Riêng Phiếu đánh giá của người đứng đầu (Trưởng phòng, ban, đơn vị sự nghiệp; Chủ tịch HĐND, UBND xã, thị trấn) ghi hết phần III để cấp trên quản lý phân loại đánh giá;

          - Biên bản của cơ quan họp kiểm điểm đánh giá (ghi từng ý kiến tham gia cho từng người về ưu điểm, hạn chế tồn tại);

          - Kết quả công nhận Sáng kiến kinh nghiệm của cấp có thẩm quyền (đối với CBCC, VC đánh giá phân loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ) ;

          - Bảng tổng hợp danh sách kết quả đánh giá, phân loại của đơn vị (theo mẫu 04).

 

          2. Yêu cầu các phòng, ban, đơn vị lập sổ theo dõi lưu kết quả đánh giá cán bộ, công chức của đơn vị; lưu biên bản họp đánh giá gắn với kết quả bình xét thi đua hàng năm của từng cán bộ, công chức, viên chức để theo dõi hàng năm.

          3. Khi nộp hồ sơ kết quả đánh giá xếp loại cán bộ công chức, viên chức hàng năm yêu cầu nộp bản kê khai bổ sung lý lịch cán bộ (theo mẫu gửi kèm) và bản công chứng các văn bằng, chứng chỉ đã học xong trong năm để bổ sung hồ sơ cán bộ làm cơ sở chuyển xếp lương, ngạch cán bộ, công chức.

          4. Giao cho Phòng Nội vụ là Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng huyện có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi kết quả đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức, hợp đông lao động làm cơ sở bình xét các danh hiệu thi đua tập thể, cá nhân hàng năm.

          UBND huyện yêu cầu Thủ trưởng các phòng, ban và các đơn vị sự nghiệp; các xã, thị trấn tổ chức triển khai nội dung đánh giá phân loại cán bộ công chức, viên chức, hợp đồng lao động hàng năm trong đơn vị mình đảm bảo chất lượng, đúng mục đích, yêu cầu và thời gian quy định. Quá trình thực hiện có gì vướng mắc liên hệ với Phòng Nội vụ để được hướng dẫn cụ thể./.

 

Nơi nhận:                                                               TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

- Sở Nội vụ;                                                                                            CHỦ TỊCH

- TT HU, HĐND huyện;

- Ban Tổ chức HU;

- CT, PCT UBND huyện;

- Các phòng, ban, đơn vị SN;

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu: VT, NV.

 

                                                                                           Nguyễn Thị Mai

 

 

                                                                  

2/ ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC

 

          2.1. Tiêu chí phân loại đánh giá công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

          a) Gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật Nhà nước;

          b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có lối sống tác phong lề lối làm việc chuẩn mực, lành mạnh; Chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, không để xảy ra các vụ việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý;

          c) Có năng lực trình độ chuyên môn, tận tụy, trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong giải quyết công việc; phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, đơn vị liên quan trong thi hành công vụ.

          d) Hoàn thành 100% nhiệm vụ được phân công, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả; Hoàn thành và đạt hiệu quả nhiệm vụ đột xuất được phân công;

            đ) Có tinh thần trách nhiệm, phối hợp thực hiện nhiệm vụ; có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện tốt phòng, chống hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, lãng phí.

            e) Có ít nhất một sáng kiến thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của đơn vị được UBND huyện công nhận.

         

          * Công chức giữ vị trí lãnh đạo (Trưởng, phó đơn vị) thêm các tiêu chí:

          g) Tận tụy với công việc, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong phạm vi lĩnh vực được giao phụ trách, quản lý;        h) Lãnh đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc đạt trên 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm và nhiệm vụ đột xuất; Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức đạt kết quả tốt có tác động trực tiếp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đơn vị, hoặc ngành, lĩnh vực được phụ trách.

          i) Tập thể đơn vị đoàn kết; duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan; trong đơn vị không để xảy ra các vụ việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý.

          2.2. Tiêu chí phân loại đánh giá công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ

          Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt các tiêu chí quy định tại Điểm a, b, c, d, đ Mục 2.1 nêu trên;

           Công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý đạt các tiêu chí quy định tại Điểm a, b, c, d, đ  Mục 2.1 nêu trên phải đạt các tiêu chí sau:

          - Lãnh đạo đơn vị hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch năm và nhiệm vụ đột xuất đảm bảo tiến độ có chất lượng, hiệu quả.

          - Có năng lực xây dựng cơ quan, đơn vị đoàn kết.

          2.3. Tiêu chí phân loại đánh giá công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực

          * Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có các tiêu chí quy định tại Điểm a, b  Mục 2.1 nêu trên và có những hạn chế sau thì đánh giá hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế năng lực:

          - Hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình kế hoạch công tác năm.

          - Tham mưu thực hiện nhiệm vụ được giao còn chậm tiến độ, thời gian; chưa đảm bảo chất lượng; chưa đúng quy định pháp luật hoặc đến mức phải để cấp trên xử lý lại.

          - Có biểu hiện cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng lãng phí; có thái độ xử sự không đúng mực, thiếu văn hóa trong thực thi công vụ.

          * Công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý có các tiêu chí nêu trên và có một trong những tiêu chí sau thì đánh giá hoàn thành nhiệm vụ còn hạn chế năng lực:

          - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, lĩnh vực phụ trách chậm tiến độ.

          - Tham mưu giải quyết công việc được giao không đúng quy định pháp luật, chưa gây hậu quả phải có biện pháp khắc phục.

          - Đơn vị  giao lãnh đạo, quản lý xảy ra mất đoàn kết.

2.4. Tiêu chí phân loại đánh giá công chức không hoàn thành nhiệm vụ

           * Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, lao động hợp đồng có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

          - Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng hoặc pháp luật Nhà nước; vi phạm quy chế, quy định của cơ quan; bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

          - Không hoàn thành nhiệm vụ được phân công, nhiệm vụ đột xuất;

          - Thực hiện nhiệm vụ, công vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục.

          - Gây mất đoàn kết trong cơ quan, đơn vị.

          - Hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ được phân công theo chương trình kế hoạch công tác năm.

          - Có hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí bị xử lý kỷ luật.

 

          * Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

          - Các tiêu chí nêu trên đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo;

          - Liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí;

          - Đơn vị  được giao quản lý hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ kế hoạch năm;

          - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;

          - Đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý để xảy ra mất đoàn kết.

 

          3/ ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI VIÊN CHỨC

            3.1. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

          * Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:

          a) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ đột xuất được giao vượt tiến độ có chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.

          b) Có phẩm chất chính trị, lối sống lành mạnh; đạo đức nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ giao tiếp lịch sự, tôn trọng phục vụ nhân dân; có tinh thần đoàn kết, phối hợp tốt với đồng nghiệp; thực hiện tốt quy định phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.

          c) Chấp hành đầy đủ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước; các quy định địa phương nơi cư trú.

          d) Có ít nhất một sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách được áp dụng tại đơn vị mang lại hiệu quả được UBND huyện công nhận.

          đ)  Thực hiện tốt các nghĩa vụ khác của Viên chức.

          * Viên chức giữ vị trí lãnh đạo (Trưởng, phó đơn vị) ngoài các tiêu chí nêu trên, đạt các tiêu chí sau:

          e) Có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; Có ý thức chủ động sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành; thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sự nghiệp theo quy định pháp luật.

          g) Lãnh đạo đơn vị hoàn thành 100% khối lượng công việc vượt tiến độ, có chất lượng hiệu quả; Tập hợp sức mạnh đoàn kết, không để xảy ra các vụ việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý.

          3.2. Tiêu chí  phân loại đánh giá viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ

          Viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo đạt các tiêu chí quy định tại Điểm a, b, c và đ , Mục 3.1 nêu trên.

          Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo đạt các tiêu chí quy định tại Điểm a, b, c và đ mục  3.1 nêu trên phải đạt các tiêu chí sau:

          - Có thức chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện công việc;

          - Triển khai thực hiện tốt quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị theo quy định pháp luật;

          - Đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành 100% khối lượng công việc đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

                                                                                                                                                                                                 

          3.3. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức hoàn thành nhiệm vụ

         

          * Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt các tiêu chí sau đánh giá phân loại hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế chuyên môn:

          - Đạt các tiêu chí quy định tại Điểm b, c, đ - ý 3.1; mục 3 tiêu chí đánh giá viên chức nêu trên.

          - Có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt;  hoàn thành từ 70% đến dưới 100% công việc hoặc nhiệm vụ được phân công. Trong đó có công việc còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất lượng, hiệu quả.

 

          * Viên chức giữ chức vụ quản lý đạt các tiêu chí sau đánh giá hoàn thành nhiệm vụ:

          - Đạt các tiêu chí quy định tại Điểm b, c, đ – ý 3.1; mục 3 tiêu chí đánh giá viên chức nêu trên.

          - Nghiêm túc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị đúng quy định;

          - Lãnh đạo cơ quan hoàn thành 70% đến dưới 100% khối lượng công việc.

 

          4. Tiêu chí đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ

 

          * Viên chức không giữ chức vụ quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

 

a) Hoàn thành dưới 70% công việc hoặc nhiệm vụ được phân công;

            b) Chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

          c) Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ không đạt yêu cầu;

          d) Vi phạm quy trình, quy định chuyên môn nghiệp vụ;

          đ) Vi phạm Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật;

          e) Có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất tại đơn vị;

          g) Không có tinh thần phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để ảnh hưởng đến kết quả của đơn vị;

          h) Vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ đến phải xử lý kỷ luật.

          * Viên chức quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

 

          a)  Các tiêu chí quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h  Mục 4 nêu trên

          b) Việc quản lý điều hành thực hiện công việc hạn chế, không đạt hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu công việc;

          c) Để xảy ra các vụ vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật;

          d) Đơn vị được giao quản lý điều hành hoàn thành dưới 70% khối lượng công việc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả: admin
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 27
Hôm qua : 27
Tháng 04 : 224
Năm 2024 : 6.467